PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG – 3 KIỂU ỨNG VIÊN THƯỜNG GẶP VÀ KINH NGHIỆM MÀ SINH VIÊN NÊN ĐÚC KẾT

  1. Kiểu ứng viên: Biết người biết ta – Trăm trận trăm thắng

Dạng này thường ít, nhưng chất lượng, ngoài ăn nói lịch sự, tác phong chuyên nghiệp, còn hết sức khiêm tốn dễ thương.

Đi phỏng vấn vào công ty, khi được hỏi về lý do chọn công ty, bạn này sẽ kể một mạch về tiểu sử hình thành, phát triển, những thành tích mà công ty đã đạt được bao nhiêu năm qua, rồi chốt lại là từ những lý do trên, em thấy công ty anh là một nơi phù hợp để em làm việc và cống hiến…

Nói chung nghe đến đâu mát ruột mát gan đến đó.

visa-du-hoc-my-0-1506133374318

Thế là gật gù hỏi em muốn lương bao nhiêu, bạn ấy bảo: “Em tự thấy mình còn hạn chế nhiều mặt, anh cứ cho em hai tháng thử thách, làm được thì anh em mình ngồi lại đàm phán lương lậu sau. Chứ đi phỏng vấn, em còn chưa biết anh có nhận em không, đưa lương ra bàn giờ chưa phải lúc”.

Xong còn thêm câu: “Mà em nghĩ, người có kinh nghiệm về nhân sự như anh, chắc chắn sẽ không để nhân viên mình thiệt thòi nếu họ làm tốt, đúng không anh?” – Tôi chỉ biết gật đầu cái rụp vì nói quá đúng chứ gì nữa.

Bạn ấy gài mình mà gài khéo, trả lương thấp hóa ra mình không có kinh nghiệm dụng người chứ còn gì, mà thôi, gài dễ thương nên mình cũng cho qua.

Sau 2 tháng làm việc, thấy bạn ấy được việc thật, thế là nhận, mà lương còn cao hơn nhân viên khác.

2.Kiểu ứng viên: Biết người mà không biết ta

Dạng này thì nhiều, vào công ty nào mà thấy văn phòng hoành tráng quá, bề thế quá, là “hồn xiêu phách lạc”, “tim đập chân run” ngay. Bước nào mắt lấm la lấm lét, bảo vệ liếc một cái là ôi thôi muốn són hết ra quần.

Đến lúc vào phỏng vấn, cũng mang tâm thế mình yếu hơn người ta, mình đi “xin việc”, mà đã “xin” thì phải khép nép người ta mới thương. Nên khi tôi hỏi em muốn lương bao nhiêu, bạn ấy đáp nhỏ nhẹ: “Dạ, em mới ra trường, SAO CŨNG ĐƯỢC anh ơi”.

Chà, thế ra em sống không cần lương, anh trả em 3 triệu/tháng em làm không, thì lúc này mới đáp dạ ít quá em không làm được.

cropped-8.pngVậy sao lúc nãy em nói “sao cũng được” mà giờ chê ít, thế là im. Khơi khơi một hồi mới “cạy” ra được mức lương mong muốn, mà lúc nói ra được thì mình cũng hết muốn tuyển rồi.

Còn có bạn, cũng vì cái từ “Sao cũng được” nên vào làm được đâu 1-2 tháng thì thập thò ngay cửa phòng của sếp xin nghỉ, lý do vì đâu ai cũng biết. Xong lại trách công ty gì nhìn lớn mà trả lương “bèo như con cá kèo”. Tôi vô tình mang tiếng ác.

3. Kiểu ứng viên: Biết ta mà không biết người

Dạng này thì cũng nhiều, vào văn phòng mà như đi chơi, nói chung tinh thần vững mạnh hơn dạng trên. Tự tin đầy mình, oang oang như chốn không người, nhìn bảo vệ, lễ tân bằng nửa con mắt.

Vào phỏng vấn, đưa ra một chồng bằng cấp, giấy chứng nhận kỹ năng mềm, bảng điểm các kiểu. Xong tôi hỏi: “Em tìm hiểu gì về công ty anh chưa?” thì gãi đầu gãi tai bảo: “Em gấp quá nên chỉ coi sơ sơ!”

Tôi nói: “Anh thấy hồ sơ em ghi bằng tiếng Anh, chắc trình cũng khá, em giới thiệu cũng “sơ sơ” về bản thân và cho anh biết vì sao em chọn công việc này” thì bấy giờ bảo: “Thôi em nói tiếng Việt nghe anh, tiếng Anh em nói chưa thạo, em viết được thôi”!?

Rồi yêu cầu lương thấp nhất là 8 triệu, chứ thấp hơn chắc không làm được. Những bạn này thì mình đành chào luôn!”

  • Kinh nghiệm dành cho ứng viên

– Giới thiệu bản thân: Họ tên + tuổi + học vấn + kinh nghiệm làm việc. Ba điểm đầu tiên nên trình bày ngắn gọn. Về kinh nghiệm làm việc có thể dài hơn nhưng đúng trọng tâm, thực tế. Đừng khoác loác, tự tin thái quá!

– Lý do nghỉ việc: Tùy tình huống nhưng nhất định không được nói xấu công ty cũ.

– Lý do vào công ty: Tìm hiểu về công ty đang ứng tuyển, nếu không biết gì về công ty của họ thì bạn đã mất điểm. Nên nêu điểm mạnh, yếu của công ty, đó là điều bạn cần học hỏi, đồng thời là môi trường giúp mỗi nhân viên phát huy được khả năng của mình.

– Mức lương mong muốn: Đôi khi nhà tuyển dụng sẽ đưa ra mức lương luôn. Nếu không hãy trả lời họ: “Em muốn mức lương được trả theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

Quan trọng là bạn phải tự tin, nói năng rõ ràng, mạch lạc. Tác phong khi phỏng vấn: ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng hướng nhà tuyển dụng, tay để lên bàn hoặc phía trước nếu không có bàn. 

20-colleges-that-are-worth-it-e1501516666753

(Nguồn: Diễn giả Đặng Tuấn Tiến)

Advertisement

NHỮNG CÂU HỎI ĐẮT GIÁ ỨNG VIÊN NÊN HỎI NHÀ TUYỂN DỤNG

10-cau-hoi-khi-di-phong-van2

  1. Câu hỏi tìm hiểu về công ty

Hãy thể hiện mong muốn của bạn được làm việc lâu dài với công ty, rằng cái bạn cần không phải là một mức lương hậu hĩnh mà là một sự nghiệp lâu dài.

▪ VD:

– Xin cho biết hướng phát triển của công ty trong 5 –10 năm tới?

– Xin cho biết thế mạnh của công ty chúng ta?

– Công ty có kế hoạch phát triển những sản phẩm chính nào trong tương lai? 

  1. Câu hỏi tìm hiểu về vị trí ứng tuyển

Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất công việc bạn ứng tuyển. Để tránh những hiểu nhầm đáng tiếc về sau, bạn nên trực tiếp hỏi nhà tuyển dụng về trách nhiệm công việc mà bạn sẽ đảm trách, về sếp quản lý trực tiếp của bạn:

▪ VD:

– Xin cho biết các yêu cầu chính đối với ứng viên lý tưởng cho vị trí này?

– Để giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc, xin cho biết trách nhiệm, thành công, kể cả khuyết điểm của người đã đảm trách công việc này trước đây?

– Xin cho biết ai sẽ là sếp trực tiếp của tôi?

– Nếu được nhận vào vị trí này, tôi sẽ đi công tác thường xuyên không?

 Chon-nghe-1

  1. Tìm hiểu hoạt động của các phòng ban

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cơ cấu công ty và các phòng ban mà bạn sẽ làm việc sau khi phỏng vấn thành công.

▪ VD:

– Có bao nhiêu phòng ban trong công ty? Xin cho biết mối liên hệ giữa các phòng ban này.

– Bộ phận/Phòng ban của tôi sẽ giữ vai trò gì đối với sự phát triển chung của công ty?

– Xin cho biết thành công nổi bật của phòng ban mà tôi sẽ tham gia (nếu có cơ hội) trong những năm gần đây?

 

  1. Câu hỏi thể hiện mong muốn phát triển sự nghiệp

NTD nào cũng muốn biết liệu ứng viên có nhiệt tình gắn bó với công ty hay không. Vì vậy, bạn nên “đánh” vào tâm lý đó qua những câu hỏi thể hiện lòng nhiệt tình và tâm huyết của bạn:

▪ VD:

– Nếu được tuyển vào vị trí này, tôi cần hoàn thành những mục tiêu nào trong 12 tháng tới?

– Ai sẽ là người trực tiếp đánh giá năng lực và thành quả làm việc của tôi? Việc đánh giá đó diễn ra bao lâu một lần?

Với những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn như trên, bạn có thể đánh giá được vai trò và tầm quan trọng của công việc bạn ứng tuyển, xác định được hướng phát triển và cơ hội thăng tiến trong công ty. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định chính xác cho sự lựa chọn của mình.

Cuối buổi phỏng vấn, bạn đừng quên chân thành cảm ơn và hỏi người phỏng vấn “Tôi có thể liên lạc lại với ông/bà được không?” Đó là câu hỏi cho thấy bạn rất quan tâm đến cơ hội được làm việc với công ty.

Nguồn: Internet

thang-tien-trong-cong-viec

THÀNH CÔNG KHÔNG ĐẾN VỚI NGƯỜI VỘI VÀNG

  1. Làm việc mình thích và thích việc mình làm

Mọi người đều biết rằng làm việc mình yêu thích, có hứng thú với việc đó thì càng dễ dàng có đựơc thành công hoặc ít nhất là đạt được mục tiêu, có thu hoạch. Nhưng không phải lúc nào mọi việc cũng theo ý mình. Có một nguyên nhân rất quan trọng là : “Bạn không biết điều bạn thật sự muốn là gì”.

Chúng ta có thể phán đoán việc đó có thật sự là những điều mình thích theo hai tiêu chí cơ bản sau: Bạn làm việc đó say sưa đến mức quên ăn quên ngủ và biết rằng làm công việc đó chưa chắc đã kiếm ra tiền nhưng vẫn quyết tâm, vui vẻ làm việc. Có những lúc làm việc không đặt ra mục tiêu quá cao nhưng lại thu hoạch được rất nhiều.

Bản chất của kiếm tiền là việc bạn có thể cống hiến cho người khác giá trị lớn như thế nào. Ví dụ: Cùng là viết sách nhưng người ta viết sách có 100 người đọc, còn bạn viết sách chỉ có 1 người đọc, chứng tỏ người ta viết sách có giá trị hơn bạn. Hay như trong công việc khi gặp phải vấn đề khó giải quyết, đồng nghiệp của bạn giải quyết được còn bạn thì không, chứng tỏ đồng nghiệp có giá trị hơn bạn. Cho nên chỉ khi nào bạn có giá trị đủ lớn bạn mới có thể kiếm được càng nhiều tiền.

Rất nhiều người ngày ngày đều trăn trở phải kiếm được thật nhiều tiền nhưng lại muốn “ăn xổi”, không muốn mất thời gian nâng cao năng lực của mình, thử hỏi như vậy làm sao có thể kiếm được nhiều tiền, làm sao có thể thành công được?

 352

  1. Dục tốc bất đạt

Rất nhiều người hiểu rằng muốn kiếm đựơc tiền trước tiên cần phải nâng cao năng lực của bản thân và phải có thời gian, nhưng nếu chúng ta làm việc mà cứ muốn nhanh chóng kiếm ra tiền thì ngược lại càng khó kiếm được tiền.

Tôi có một người bạn khi chúng tôi chưa tốt nghiệp thì cậu ta đã lăn lộn ngoài xã hội kiếm tiền. Công việc đầu tiên của cậu ta là thông qua mối quan hệ của bố mà được vào làm trong một doanh nghiệp sản xuất thủy tinh, sau đó cậu ta thấy kiếm được khá ít tiền mà bỏ việc, tự lập doanh nghiệp riêng. Những người sáng lập doanh nghiệp đều hiểu rằng điều hành một công ty vô cũng khó khăn và lắm gian truân nhưng cậu ta rất chăm chỉ và chịu được khổ, nhưng liệu như thế có đủ? Tôi chỉ biết rằng sau đó nhiều năm cậu ta đã thay đổi rất nhiều công việc, từ hướng dẫn viên du lịch, bán hàng xách tay… Hầu như những việc nào nghe nói có thể kiếm ra được nhiều tiền cậu ta đều làm qua. Chỉ cần sau vài tháng mức lương không đáp ứng được yêu cầu của cậu ta, cậu ta liền đổi việc. Đây là điển hình của việc đứng núi này trông núi nọ, dục tốc bất đạt.

Trong xã hội này, con người ngày càng mất đi tính kiên nhẫn: lái xe thì lấn làn đường, vượt đèn đỏ, đầu tư thì chỉ muốn nhanh chóng có lợi nhuận, đổi công việc chỉ nhìn lương không xem xét điều kiện công việc. Thời gian ngắn, không có kế hoạch, làm ăn chớp nhoáng, cho dù có bỏ ra bao nhiêu công sức cũng không thể kiếm được nhiều tiền.

  1. Chuyên tâm làm việc

Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của kinh tế, xã hội, nghề nghiệp tự do bất ngờ đứng đầu về mức độ hạnh phúc trong tất cả các ngành nghề. Rất nhiều bạn trẻ chỉ nhìn vẻ bề ngoài của nó mà muốn từ chức, bỏ nghề, muốn đựơc tự do, tự chủ trong công việc, không phải nhìn mặt sếp… Nhưng thật sự có phải như thế?

Muốn kiếm được tiền trước hết cần phải chuyên nghiệp và có chuyên môn, muốn có chuyên môn trước tiên cần phải chuyên chú học hỏi, như thế mới có thể làm tốt được. Bạn chỉ có thể thành công ở lĩnh vực này mới có tài chính để can thiệp vào lĩnh vực khác.

betac-1515553531548 

  1. Đừng quan trọng vấn đề tiền bạc

Mặc dù học được rất nhiều thứ nhưng hiện nay tri thức hiện đại càng ngày càng mới mẻ, những tri thức cũ chỉ có thể làm cơ sở nền tảng. Nếu như không đảm bảo mỗi ngày thu nạp kiến thức mới thì tuyệt đối không bao giờ có thể sản xuất ra được sản phẩm có tác dụng.

Về phương diện đầu tư bản thân, đừng quan trọng hóa chuyện tiền bạc, tất cả công cụ phải trả phí đều mang đến những giá trị nhất định cho bạn. Có những lúc chúng ta tiếc vài trăm ngàn để đầu tư có thể dẫn đến những tổn thất không ngờ, bỏ lỡ những cơ hội quý giá. Trong tương lai, những kiến thức thật sự có giá trị đều phải dùng tiền mới mua được. Nếu như tất cả đều miễn phí thì không thể nào có những người thật sự đầu tư vào chuyên môn, xã hội chúng ta sẽ mất đi những thứ có giá trị.

Sau tất cả, nếu muốn đạt được thành tựu bạn nhất định phải đạt được các điều sau:

  1. Làm việc bạn thích, thích việc bạn làm và không có tư tưởng nhất định phải nhận được kết quả.
  2. Trước hết cần phải chăm chỉ, chuyên tâm làm việc. Khi bạn đủ xuất sắc, tất cả những gì bạn muốn rồi sẽ có được.
  3. Thứ quan trọng hơn tiền đó là thời gian, quan trọng hơn thời gian chính là sự chú ý, chuyên tâm.
  4. Thay đổi quan niệm, trả tiền đúng với giá trị của tri thức.

Nguồn: Internet

 

Chon-viec-minh-thich-2

10 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ TRỞ THÀNH GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ THÀNH CÔNG

Tu-van-chien-luoc-truyen-thongCó tầm nhìn

Biết những gì bạn muốn đạt được – và tại sao. Đừng đợi đến khi tổ chức của bạn xác định nhân sự cần phải làm gì và làm như thế nào. Có rất nhiều ví dụ thực tế và các nghiên cứu giúp g tìm ra các giải pháp tối ưu. Bạn cần ưu tiên các giải pháp đó, đặc biệt là những cách có khả năng thực thi cao. Nghiên cứu mọi thứ bạn có thể tìm và kết nối với người khác. Nếu bạn đang được phỏng vấn, hãy nói rõ mục tiêu của bạn. Nếu bạn đã làm việc, phác thảo cho họ mọi cơ hội họ nhận được.

Là một nhà tư tưởng chiến lược

Mỗi tổ chức hàng đầu đều cần các giám đốc nhân sự phù hợp với mục đích của công ty bằng cách học hỏi những mục tiêu đó và hỗ trợ họ như thế nào. Tại một số doanh nghiệp, họ mong muốn HR không đơn giản chỉ là một bộ phận. Điều đó có nghĩa là nhân viên ở mọi cấp độ đều biết và hiểu phần của họ trong việc hỗ trợ nền văn hoá và các điều khoản nhân sự của công ty.

Trở thành một người giao tiếp tuyệt vời

Sự khác biệt giữa một nhà chuyên môn giỏi và một nhà lãnh đạo giỏi là khả năng giao tiếp. Bạn là tiếng nói của nền văn hóa của tổ chức bạn, vì vậy hãy hoàn thành vai trò đó bằng cách sử dụng các chiến thuật sau:

  • Học theo phong cách của một người diễn thuyết gia bạn ngưỡng mộ. Luyện tập, và sau đó phát biểu ở các buổi họp nhân viên và tuyên dương những hoạt động có hiệu quả tốt mà đội ngũ nhân sự của bạn đang làm.
  • Sử dụng các kỹ năng của bạn để giúp người khác giao tiếp hiệu quả hơn trong các cuộc họp, tại các sự kiện của công ty và cộng đồng, và hướng đi cho những nhân viên mới.
  • Tổ chức hoặc tham dự các buổi đào tạo cách nói trước đám đông.

Am hiểu công nghệ

VIệc sử dụng công nghệ có thể cải thiện các quy trình và hiệu quả của nhân sự. Bạn có thể tham gia các khóa học hoặc tự đào tạo bản thân mình để có thêm kiến thức về mảng IT, bao gồm việc thực hiện các hệ thống thông tin nhân sự và hệ thống theo dõi ứng viên trong mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp.

Hãy linh hoạt

Trước tiên, hãy khám phá những gì bạn không biết. Thật dễ dàng để làm những thứ bạn cảm thấy quen và thoải mái, nhưng bạn cần phải tìm hiểu về những thứ mới đang xảy ra do tốc độ thay đổi trong ngành và nghề nghiệp của bạn. Phân bổ thời gian cả trực tuyến và thông qua các mối liên hệ để khám phá những vấn đề mới và những phương pháp hay nhất mà những người khác đề nghị giải quyết. Xem xét tổ chức các cuộc họp nhóm doanh nghiệp tại công ty của bạn để tạo cơ hội cho nhân viên tương tác với người khác.

Thứ hai, thử những điều mới mẻ. Thế giới không ngừng thay đổi và các chính sách cũ bạn đã sử dụng lúc trước cũng cần cập nhật.

Thứ ba, hãy là một bậc thầy áp dụng những thay đổi thật khôn ngoan. Vai trò giám đốc nhân sự cung cấp cho bạn một nền tảng hoàn hảo để nghiên cứu, thảo luận và có ảnh hưởng đến sự thay đổi của doanh nghiệp. Khi đó, tư duy cởi mở và linh hoạt sẽ hỗ trợ tốt các chuyên gia nhân sự quyết định các sự lựa chọn đúng đắn. Lên Kế hoạch – cho những điều chúng ta muốn làm hoặc cho những điều bất ngờ khi mọi thứ không xảy ra đúng theo kế hoạch cũng là một cách xử lý linh hoạt.

Thứ tư, quản lý những thay đổi thật hiệu quả. Có những ý tưởng mới là một chuyện và thực hiện chúng lại là một chuyện khác. Những ý tưởng tuyệt vời cần có thời gian và nỗ lực để thực hiện, và có ai đó quản lý chúng. Biết những gì có sẵn, sử dụng tất cả các công cụ bạn có thể tìm và đóng vai trò dẫn đầu trong việc thực hiện các kế hoạch nhân sự của bạn. 

Hiểu số liệu

Bạn muốn làm một việc gì đó yêu cầu chi tiêu? Đó là khi bạn cần sử dụng kỹ năng phân tích số liệu của mình để quyết định ngân sách. Các nhà lãnh đạo nhân sự thường do dự khi đề xuất các chương trình vì họ sợ những điều này sẽ không bao giờ được chấp nhận. Bạn cần hiểu rõ những đề xuất đó và hiệu quả nó có thể mang lại và dẫn chứng nó bằng các số liệu cụ thể. Từ đó, ban lãnh đạo sẽ hiểu được sự cần thiết từ các đề xuất của bạn.

Trở thành một cộng sự toàn năng

Phối hợp với từng phòng ban riêng để tìm hiểu nhu cầu của họ và họ mong đợi gì từ nhân sự. Hợp tác là cách tốt nhất để có được các ý tưởng được chấp nhận và thực hiện trong tổ chức của bạn.

Dành thời gian làm việc ở mọi phòng, tổ chức các cuộc thảo luận, chạy các chương trình thử nghiệm để đánh giá sự chấp nhận và khả năng sử dụng các ý tưởng của bạn, và bắt đầu một nhóm tư vấn để cung cấp ý kiến cho quá trình lập kế hoạch của bạn.

Bổ nhiệm vị trí đào tạo bộ phận, giám sát viên đường dây, những người chịu trách nhiệm xác định những gì cần được đào tạo trong khu vực của họ, cũng như thời gian và cách thức trình bày, giám sát sự hiện diện và hoạt động sau khi đào tạo và hành vi.

Ra khỏi văn phòng của bạn

Ra khỏi văn phòng của bạn nhiều hơn. Nhân viên thường nghĩ đến việc gặp nhân sự giống như đi đến văn phòng hiệu trưởng. Thường xuyên giao lưu và chủ động tìm họ sẽ giúp nhân viên làm quen với bạn và cởi mở hơn để đặt câu hỏi, và bạn sẽ trở nên quen thuộc hơn với bối cảnh của các vấn đề bạn phải giải quyết. Ngoài ra:

tr24_ZGIP

Nhân viên sẽ đánh giá cao sự hiện diện của bạn và các nhà quản lý sẽ cảm thấy thoải mái hơn với ý tưởng của bạn. Bạn sẽ sớm được nhìn nhận như một phần của đội chứ không phải là nhân viên nhân sự chuyên giấu giếm chính sách. Điều này sẽ giúp nhân viên có cơ hội xử lý các vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

Tạo ra một chính sách mở cửa cho phép nhân viên kháng cáo các quyết định bất lợi, cho phép họ đặt câu hỏi, tìm câu trả lời và phát triển lòng tin trong tổ chức. 

Biết chấp nhận rủi ro

Hầu hết các chuyên gia nhân sự là những người không ưa rủi ro, có thể bởi vì họ không được khuyến khích (hoặc tin tưởng) để có rủi ro. Nhưng những người thành công hiểu được nhu cầu nắm bắt cơ hội và giá trị những rủi ro có thể mang lại.

Tạo cảm hứng cho người khác

Các quản lý nhân sự đại diện cho “các quy tắc”. Bạn càng truyền cảm hứng cho người khác để hiểu tại sao nhân sự là cần thiết và cần thiết như thế nào, và cách chúng ta làm việc vì lợi ích của họ, bạn sẽ càng được công nhận là một nhà lãnh đạo trong tổ chức. Nếu bạn có niềm đam mê, nó sẽ hiện hữu suốt trong văn hóa doanh nghiệp của bạn. Nếu không, nó sẽ chỉ là một công việc cho bạn và những người làm việc cho tổ chức của bạn.

Nguồn: Internet

HRD Awards winner badge - HR Director of the Year

CÁCH ỨNG XỬ THÔNG MINH KHI SẾP NỔI NÓNG

0329-topten2

Lắng nghe. Điều này quả thực khó khăn, đặc biệt là khi sếp đang hét vào mặt bạn với thái độ không thể chấp nhận được. Hầu hết các nhân viên sẽ muốn phản ứng và bảo vệ bản thân, nhưng lựa chọn khôn ngoan ở đây là hãy lắng nghe. Cứ để sếp xả bớt cơn bực tức của ông ấy.

Thừa nhận. Hãy làm cho sếp thấy rằng bạn biết sếp đang nổi giận. Hãy miêu tả những biểu hiện của sếp như đôi tay nắm chặt hay mặt đỏ phừng phừng. Ví dụ: em biết là sếp đang giận, mặt sếp đang đỏ bừng lên rồi kìa. Điều này sẽ giúp nhắc nhở cho sếp biết là sếp đanh hành động thiếu chuyên nghiệp.

Nhắc lại. Nhắc lại những gì sếp nói, thể hiện rằng bạn đang lắng nghe. Đương nhiên là chỉ nhắc lại những nội dung quan trọng mà ông ấy muốn bạn làm chứ không phải nhắc lại cả những từ ngữ không hay mà sếp đã nói. 

Xin lỗi.child_s-prayer-000012075040_small.jpg Nếu thật sự bạn đã làm sai chuyện gì thì hãy nhận lỗi và xin lỗi. Nếu bạn không sai, hãy xin lỗi vì đã không thể ngăn chặn điều đó xảy ra. Về lâu dài, nó sẽ làm giảm bớt mức độ trút giận của sếp lên đầu bạn.

Hỏi. Hãy lại gần và hỏi sếp rằng liệu bạn có thể làm gì để sửa chữa hoặc cải thiện tình hình. Nếu sếp trả lời rằng chẳng có cách nào hết thì hãy đưa ra một vài giải pháp của bạn để giải quyết vấn đề. Một vị sếp với cái đầu đang nóng thường không thể nghĩ ra một giải pháp hiệu quả nào ngay lúc đó, thế nên sẽ có lợi cho bạn nếu bạn có thể đề xuất một vài phương án để xử lý vấn đề.

Nguồn: Internet